Thursday, July 2, 2009

Tài Liệu và Hình Ảnh của Việt Cộng


Lực lượng truy lùng gián điệp biệt kích tỉnh Sơn La, bắt nhanh, gọn số gián điệp biệt kích ngay khi chúng vừa tiếp đất

Trạm cảnh giới thuộc bản Hỳ, xã Phiêng Ban phát hiện tiếng máy bay, lập tức kẻng báo động. Bà con khẩn trương tiến vào những vùng nghi vấn. Ngay trong đêm đó, máy bay địch thả biệt kích xuống cao điểm 828 đã bị lực lượng bao vây tóm gọn. Toán biệt kích có tên Castor nhảy dù xuống bản Hỳ đã nhanh chóng được đưa về trung tâm chỉ huy. Tên Castor đã bị lực lượng an ninh dùng phương án “dùng người của địch, phương tiện của địch để đánh lại địch”.



Toán gián điệp - biệt kích "BooNe" nhảy dù xuống Môn Sơn, Con Cuông bị Công an Nghệ An bắt ngày 29/7/1964

Toán gián điệp, biệt kích "Atila" nhảy dù xuống xã Thanh Tùng, Thanh Chương bị Công an Nghệ An bắt ngày 10/5/1964

Toán gián điệp, biệt kích Mỹ nhảy dù xuống Kỳ Sơn bị Công an Nghệ An bắt (tháng 6/1970)

“An ninh Việt Nam còn trên tài cả CIA”

(ANTĐ) - Đó là lời khẳng định của SedgWich Tourison - một cựu điệp viên CIA làm việc tại chi nhánh Sài Gòn những năm 1960-1970.

Trong cuốn “Đội quân bí mật - cuộc chiến bí mật” Tourison viết: “Những điệp viên của chúng ta đã bị đón lõng trước khi họ được tung vào miền Bắc. Bất cứ bằng đường không, đường bộ, đường biển, ở những nơi hẻo lánh hoặc khu vực dân cư, dù ban ngày hay ban đêm... họ luôn được những người trên đất liền chờ đón.

Nếu có điệp viên nào may mắn trót lọt, thì có thể đặt câu hỏi liệu có phải là họ thả lỏng do không cần phải làm gì nữa vì họ đã biết tất cả mọi điều rồi”.

Âm mưu và hoạt động của gián điệp biệt kích giai đoạn 1961-1973 diễn biến hết sức phức tạp. Khi quân đội Pháp chuẩn bị rút khỏi nước ta, cơ quan gián điệp biệt kích hỗn hợp nhảy dù của họ có ý định cài lại ở các vùng núi phía Bắc, đặc biệt là vùng Tây Bắc, để sử dụng lực lượng này làm nòng cốt cho các tổ chức phỉ.

Lợi dụng tình hình đó, Mỹ tăng cường tung gián điệp vào các tỉnh miền núi phía Bắc để móc nối cơ sở, thực hiện âm mưu đánh sau lưng ta. Những cuộc bạo loạn của phỉ đã xảy ra ở vùng Tây Bắc, đe dọa trực tiếp đến an ninh chính trị trên đất nước ta...

Trung tướng Trịnh Lương Hy - quyền Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh tặng hoa cho ông Trần Triệu - nguyên Giám đốc CA, nhân chứng tham gia chống biệt kích gián điệp khu Tây Bắc

Chuyên án PY27

Tây Bắc và vùng phụ cận giữ vai trò hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh chống biệt kích, gián điệp, bởi hầu hết các toán ra miền Bắc bằng đường không đều nhằm vào khu vực này. Đây là vùng chiến lược huyết mạch nối liền giữa Trung Quốc và Việt Nam được chúng cho là hệ thống kho tàng dự trữ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Lợi dụng sự thật thà của đồng bào dân tộc thiểu số, chúng dụ dỗ tuyển mộ huấn luyện để phục vụ cho việc phá hoại đất nước ta. Đây là âm mưu vô cùng xảo quyệt của cơ quan tình báo địch vì những bà con bị chúng dụ dỗ đều là người địa phương thông thuộc địa hình, thân tộc.

Trước tình hình khó khăn và phức tạp đó, Trung ương Đảng đã có Chỉ thị 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Đối phó toàn diện với âm mưu hoạt động gián điệp của Mỹ ngụy và bè lũ tay sai ra phá hoại miền Bắc”. Chỉ thị nêu rõ: “Phòng phải đi đôi với chống, vai trò của cấp chính quyền cơ sở là hết sức quan trọng, có vị trí chiến lược. Công tác phòng chống biệt kích là một bộ phận của cuộc đấu tranh chống phản cách mạng và ngành Công an phải là nòng cốt giúp cấp ủy trong công tác này”.

Trước đó, công tác cảnh giới đã được Công an và quân đội thực hiện một cách nghiêm ngặt, thiết lập hệ thống truyền tin liên hoàn đến tận vùng xa xôi hẻo lánh. Cán bộ chiến sĩ Công an hướng dẫn trực tiếp bà con cách thức nhận diện người khả nghi, dấu vết lạ, cách thức liên lạc khi nghi vấn...

Núi rừng Tây Bắc thời kỳ chống biệt kích ngày đêm không ngớt tiếng tù và, tiếng kẻng, tiếng mõ... hừng hực khí thế xung trận.

Lực lượng truy lùng gián điệp biệt kích tỉnh Sơn La, bắt nhanh, gọn số gián điệp biệt kích ngay khi chúng vừa tiếp đất

Trạm cảnh giới thuộc bản Hỳ, xã Phiêng Ban phát hiện tiếng máy bay, lập tức kẻng báo động. Bà con khẩn trương tiến vào những vùng nghi vấn. Ngay trong đêm đó, máy bay địch thả biệt kích xuống cao điểm 828 đã bị lực lượng bao vây tóm gọn. Toán biệt kích có tên Castor nhảy dù xuống bản Hỳ đã nhanh chóng được đưa về trung tâm chỉ huy. Tên Castor đã bị lực lượng an ninh dùng phương án “dùng người của địch, phương tiện của địch để đánh lại địch”.

Castor là toán đầu tiên và giữ vai trò đặc biệt quan trọng cho các chuyên án tiếp theo của lực lượng An ninh Việt Nam. Những tin tức tình báo từ chuyên án PY27 mà lực lượng an ninh ta khai thác được không chỉ có giá trị trên mặt trận Tây Bắc mà còn vô cùng quan trọng đối với miền Bắc lúc đó...

Mở đầu chuyên án PY27 năm 1961 đến năm 1973, lực lượng an ninh ở miền Bắc đã đấu tranh được 27 chuyên án biệt kích bằng “dùng người của địch, phương tiện của địch, đánh lại địch” trong đó 2/3 chuyên án ở vùng núi Tây Bắc...

Chủ động xây dựng thế trận, chuẩn bị chiến trường, nắm tình hình kỹ càng nên từ năm 1961 đến 1973, lực lượng vũ trang và nhân dân miền Bắc đã đánh đuổi 75 toán biệt kích xâm nhập bằng đường biển, 175 toán xâm nhập qua đường biên giới, 103 toán xâm nhập bằng đường không bắt 885 tên gián điệp và biệt kích thu hàng trăm tấn vũ khí hiện đại nhất lúc đó. Các trung tâm điều khiển chỉ huy của địch phải hoạt động dưới sự sắp đặt của lực lượng An ninh Việt Nam.

Cuộc gặp mặt đầy cảm động của những chiến sĩ An ninh

Trung tướng Trịnh Lương Hy - quyền Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh: “Vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng và chiến tranh nhân dân trong phòng chống gián điệp biệt kích là bài học lịch sử sâu sắc luôn mang tính thời đại. Sự đồng tâm hiệp lực giữa Công an và quân đội với sự giúp đỡ tận tình của nhân dân Tây Bắc đã tạo thành thế trận vững chắc buộc địch phải thất bại.

Công an đã phát huy cao độ tinh thần sáng tạo và quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược. Tinh thần sáng tạo được thể hiện qua những chuyên án, sinh động như cách “dùng người của địch, phương tiện của địch đánh lại địch”. Đó là bài học có giá trị trong mọi bối cảnh để đảm bảo an ninh vùng Tây Bắc nói riêng và trên đất nước ta”.
Chiến công đầy ý nghĩa đó của lực lượng An ninh Việt Nam đã trở thành nghệ thuật trên lĩnh vực nghiệp vụ giữ gìn an ninh quốc gia. Kể từ những ngày gian khổ đấu tranh chống kẻ phá hoại đất nước, đến nay đã trải qua 46 năm, những người chiến sĩ an ninh, những nhân chứng tham gia chống gián điệp biệt kích trên địa bàn Tây Bắc thời kỳ chống Mỹ cứu nước năm xưa lại có cuộc hội ngộ thật tình cảm, lại có những giây phút cùng đồng đội “ôn cố tri tân”.

Mới 6h sáng 4-7-2007, Hội trường Nhà văn hóa tỉnh Sơn La đã đông nghịt người. Họ là những chiến sĩ an ninh tham gia chống gián điệp biệt kích trên vùng Tây Bắc năm xưa...

Những câu chuyện luồn rừng, vượt lũ, chuyển lán, chạy bộ... được họ nhắc lại như chỉ mới ngày hôm qua. Có những người bạn - người đồng đội ở mãi trong Huế cũng ngược lên Tây Bắc để gặp đồng đội.

Ông là Trần Xuân Lộc, cán bộ điện đài năm xưa, nay đã bước sang tuổi 78. Tuy sức khỏe không được tốt nhưng ông vẫn cố gắng trở về chiến trường xưa để gặp bạn, ngắm lại vùng đất trập trùng, nơi biên cương của Tổ quốc. “Tôi tham gia từ năm 1961 đến năm 1968. Ngày đó, vùng này núi cao rừng rậm đi lại vô cùng khó khăn. Mùa hè mưa rừng rả rích, nắng nóng oi ả.

Mùa đông lạnh cắt thịt mà anh em không ai dám đốt lửa sưởi ấm. Gian khổ vậy nhưng chúng tôi thương nhau như ruột thịt một nhà” - ông Lộc tâm sự. Còn ông Nguyễn Tuấn - nguyên cán bộ trinh sát khu Tây Bắc bộc bạch: “Tôi không biết nói gì hơn, chỉ biết cảm ơn lãnh đạo Tổng cục An ninh đã tổ chức cuộc gặp mặt đầy ý nghĩa này”.

X. Khả Năng Phòng Duyên Bắc Việt


X. Khả Năng Phòng Duyên Bắc Việt

Hệ thống phòng duyên của Bắc Việt gồm các tầu Hải Quân, ghe đặc công, các giàn radar và đại bác đặt dọc theo duyên hải.

Các tầu của Hải Quân Bắc Việt chỉ có khả năng hoạt động trong vùng "nước nâu" dọc theo duyên hải. Theo tin tức tình báo, vào thời đó, Hải Quân Bắc Việt có 4 Hộ Tống hạm loại SO1, 12 Ngư Lôi Đĩnh P4 và mộ số Khinh Tốc Đĩnh loại Swatow.

Hộ Tống Hạm SO1, trọng tải chừng 250 tấn, do Nga Sô viện trợ, 2 chiếc vào năm 60-61 và 2 chiếc nữa vào năm 64-65. Tầu dài 140 ft, rộng 20 ft, máy loại diesel, vận tốc tối đa 28 gút, thủy thủ đoàn 30 người. Vũ khí gồm 2 giàn đại bác 25 ly đôi đặt trước mũi và sau lái, ngoài ra còn có 4 giàn thủy lựu đạn dùng để chống tầu ngầm. Vào ngày 1/2/66, một chiếc SO1 bị phi cơ Hoa Kỳ đánh chìm, 3 chiếc còn lại bị hư hại hay bất khiển dụng nên không thấy xuất hiện. Đối với các PTF nhẹ nhàng hơn, loại chiến hạm cũ kỹ tuy có hỏa lực khá mạnh nhưng với vận tốc tương đối kém này không phải là mối lo ngại.

Ngư Lôi Đĩnh loại P4 có thể coi là lực lượng chính đáng kể nhất của Hải Quân Bắc Việt, có thể gây thiệt hại cho địch thủ lớn hơn. Chính ngư lôi đĩnh loại P4 này đã đụng độ với Khu Trục Hạm Mađox vào ngày 2/8/64. Đây là loại tầu nhỏ, trọng tải chừng 50 tấn, dài 85 ft, rông 20 ft máy Diesel, vận tốc tối đa 40 gút. Vũ khí gồm 1 giàn thượng liên đôi đặt sau lái và 2 ống phóng ngư lôi đôi đặt hai bên hông tầu. Mỗi quả ngư lôi mang đầu nổ 550 lbs TNT có thể đánh chìm chiến hạm lớn. Tuy nhiên, tầm hữu hiệu của ngư lôi rất ngắn khiến ngư lôi đĩnh phải vào các mục tiêu không quá 1 cây số. Radar thuộc loại 253 còn có tên là "Skinhead", tầm rất ngắn chừng 15 hải lý trong thời tiết tốt. Thông thường, P4 phải chạy với vận tốc cao để phóng ngư lôi nên ăng ten radar phải hạ xuống để bớt cản gió và cũng để khỏi bị hư hại khi tầu nhảy sóng. Tuy P4 có vận tốc khá cao nhưng vẫn còn kém xa PTF; hơn nữa vũ khí chính là ngư lôi coi như không có hiệu quả đối với khinh tốc đĩnh vừa nhỏ vừa nhanh, radar lại có tầm hoạt động ngắn hơn, hỏa lực chỉ có thượng liên, vì vậy P4 không phải là đối thủ của PTF. Đa số các P4 đề đã bị phi cơ Hoa Kỳ đánh chìm trong các cuộc oanh tạc.

Khinh Tốc Đĩnh Swatow trọng tải 67 tấn, dài 83.5 ft, rộng 20 ft, vận tốc tối đa 40 gút. Vũ khí trang bị gồm 2 khẩu đại bác 37 ly đôi. Đây là một đối thủ khá ngang tay với PTF, nhưng PTF có vận tốc cao hơn nên Swatow khó lòng theo kịp. Một số khá lớn Swatow cũng đã bị phi cơ Hoa Kỳ đánh chìm.

Trong những năm hoạt động, các vụ đụng độ giữa PTF và tầu phòng duyên Bắc Việt rất hiếm, nghe đâu chỉ có vài vụ. Một phần vì tiểu đĩnh Bắc Việt không giám ra xa bờ vì sợ bị phi cơ oanh tạc, phần khác vì thấy yếu thế. Một Hạm Trưởng PTF kể lại một vụ đụng độ hiếm có như sau:

" Trong suốt 5 năm hoạt động, chúng tôi chỉ chạm trán với các chiến đĩnh BV một lần vào đầu năm 1968. trong một chuyến công tác do anh X. khóa 9 làm Phân đội trưởng, tôi đi vị trí 2, Y. khóa tôi đi vị trí 3. Trên đường về đến Mũi Đào phía bắc Đồng Hới khoảng 3 giờ sáng, radar phát hiện 3 đối vật từ trong bờ đang tiến đến gần chúng tôi với vận tốc cao. Lập tức, anh X. báo cáo ra Đệ Thất Hạm Đội, cho phân đội vào đội hình chiến đấu và tăng vận tốc lên 55 gút. Theo đúng chiến thuật hải Quân, chúng tôi cố gắng vận chuyển vào đầu chữ T để các khẩu trọng pháo có thể đồng loạt khai hỏa về phía hữu hạm. Địch cũng cố gắng chiếm thế thượng phong. Cuối cùng, hai bên ở thế cài răng lược. Địch khai hỏa trước, còn chúng tôi chỉ tác xạ khi còn cách độ 1000 yards.

Trong cuộc giao tranh ngắn ngủi, chiến đĩnh của anh X. bị trúng đạn hư hại nhẹ, một số nhân viên bị thương. Hai chiếc chúng tôi hộ tống chiến đĩnh bạn về hậu cứ an toàn, Trong những ngày sau đó, tin tình báo cho biết lực lượng địch bị thiệt hại khá nặng vì họ khai hỏa quá sớm, lại tập trung hỏa lực vào chiếc anh anh X. nên bị hai chiến đĩnh của tôi và Y. bắn trúng."

Ghe đặc công: Vì thấy các PTF thường xuyên xét và bắt người trên các ghe đánh cá, Việt Cộng lợi dụng cơ hội này dùng các loại ghe đặc công, bố trí sẵn vũ khí và chất nổ trà trộn trong đám ghe đánh cá để phục sẵn. Khi PTF đến gần, địch bất thần bắn B40 hay liệng chất nổ lên PTF. Tuy chiến thuật này đã vài lần gây thiệt hại cho PTF, nhưng các tên đặc công đều bị bắn chết và thuyền bị đánh chìm ngay tại chỗ.

- Radar duyên phòng: Bắc Việt đặt một số các đài radar dọc theo duyên hải để theo dõi các PTF hoạt động ngoài biển. Nhưng về sau, các đài radar này đều bị phá hủy hoặc bị phi cơ oanh tạc thường xuyên nên không còn hoạt động hữu hiệu.

- Đại bác phòng duyên: Đây là những giàn đại bác đặt trên đỉnh những hải đảo hay mũi đá cao dọc duyên hải để bắn ra ngoài biển. Tầm bắn của những đại bác này khá xa, khoảng 15 hải lý. Tuy bị bắn khá thường xuyên nhưng không có PTF nào bị trúng đạn. Đôi khi, địch còn neo sẵn những ghe khá lớn ngoài biển tại những mục tiêu đã được chấm sẵn tọa độ để làm mồi nhử. Khi các PTF tiến gần để chận xét, pháo binh địch lập tức khai hỏa. Nhưng chiến thuật này cũng không mang lại kết quả cụ thể nào. Tuy không bắn trúng PTF, nhưng đại bác phòng duyên đã bắn trúng một số chiến hạm Hoa Kỳ là mục tiêu lớn hơn.


CIA nỗ lực mở “lối tiến đen” vào miền Bắc VN



Mùa xuân năm 1961, Mỹ bắt đầu kế hoạch chuẩn bị kỹ càng cho các điệp viên CIA thâm nhập vào miền Bắc. Tuy nhiên, tham vọng này đã thất bại thảm hại.

“Một trong những câu hỏi luôn hiển hiện trong đầu tôi lúc đó là tại sao chúng ta không ăn miếng trả miếng: quân Bắc Việt tiến vào Nam thì chúng ta tiến ra Bắc. Trở lại với ý tưởng từ thời Chiến tranh Thế giới thứ 2, chúng tôi quyết định triển khai chiến dịch do thám đường biển và đường không”, Bill Colby, Trưởng phân bộ CIA tại Sài Gòn và cựu Giám đốc CIA (từ 1973-1976) thuật lại với sử gia tình báo Ahern trong cuộc trò chuyện giữa những năm 1990.

Binh sĩ Thái "tiến vào" Campuchia

Gian nan mở lối vào “tam giác vàng”

Hàng loạt cuộc Bắc tiến thất bại

Bill Colby nhớ lại quãng thời gian 35 năm trước: “Quyết định Bắc tiến của Mỹ đến một cách tình cờ. Khi đó, chúng tôi chú trọng vào lực lượng nổi dậy ở miền Nam và lực lượng tiếp tế ngoài Bắc”. Đầu tháng 4.1961, Colby cử biệt kích đến vịnh Hạ Long và bắt đầu kích hoạt thiết bị vô tuyến điện để gửi tin mã hoá hướng dẫn cho CIA và đội đặc nhiệm thuộc Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự cho Việt Nam (MACV) xâm nhập miền Bắc. Tháng 10.1961, Colby điều hàng nghìn biệt kích ra phá hoại miền Bắc. Đội quân đặc biệt này liên tục “xuất kích” nằm lỳ, thu thập tin tức tình báo, móc nối, xây dựng lực lượng ngầm và sẵn sàng hành động khi có thời cơ.

Tháng 5.1961, một đội quân trinh sát đường không được triển khai, mang tên CASTOR - có nhiệm vụ giải cứu điệp viên CIA trong trường hợp nguy hiểm, đồng thời tiếp nhận thông tin từ các tình báo viên. Tuy nhiên, chỉ 4 ngày có mặt tại Mộc Châu, sự xuất hiện lộ liễu của trạm radar tại khu vực cùng những tiếng ồn máy bay đã bị PASF phát hiện. Trong khi chưa nhận được thông tin về sự cố trên, CIA tiếp tục triển khai đội quân thứ hai ECHO, đáp xuống miền Bắc ngày 2.6. ECHO tiếp đất tại một khu vực rất gần khu dân cư nên chịu chung số phận với CASTOR. Bắt đầu lo lắng về sự “bặt vô âm tín” của hai đội quân trước, CIA phái đội quân thứ ba DIDO tiến ra Lai Châu ngày 29.6 nhưng cũng rơi vào tay PASF chỉ 4 tuần sau đó.

Lúc này, Ban giám đốc CIA tại Washington cũng như một số quan chức tại phân bộ Sài Gòn không những không nghi ngại về sự thất bại của chiến dịch trên mà còn đề ra một kế hoạch mới. Trưởng phân bộ CIA ở SG tuyên bố, bất chấp mọi khó khăn về địa lý, Mỹ tiếp tục Bắc tiến để đạt được mục tiêu “thâu tóm toàn bộ miền Bắc Việt Nam”. Tuyên bố này là mốc đánh dấu cho giai đoạn 2 đầy tham vọng của chiến dịch lối tiến đen của CIA.

Ngày 12.3.1962, CIA tái khởi động đưa đội quân EUROPA thâm nhập miền Bắc bằng máy bay vận tải C-47. Ngay sau khi triển khai, Cơ quan chỉ huy của CIA đã mất liên lạc với EUROPA. Tuy nhiên, chính quyền Sài Gòn lại nhận được thông tin đội quân này “vẫn an toàn và khoẻ mạnh”. Việc mất liên lạc chỉ là do vấn đề thời tiết. Với thông tin “tốt lành” trên, trong tháng 5.1962, CIA tiếp tục triển khai TOURBILLON và EROS đã nhảy dù xuống miền Bắc. Chỉ vài tháng sau, các đội quân này đều bị PASF phát hiện, tiêu diệt một phần, số còn lại phải tìm đường chạy thoát. Sau đó, Trưởng phân bộ CIA ở Sài Gòn vẫn tiếp tục lập kế hoạch triển khai nhiều đội quân Bắc tiến, nhưng mọi nỗ lực bất thành công.

Lầu Năm góc trách cứ CIA

Dù được đánh giá là đôi “bạn thân”, nhưng Lầu Năm góc cho rằng CIA chỉ giúp đỡ họ bằng “một nửa trái tim”. Cụ thể, tháng 6.1964, Bill Colby tuyên bố rút lại cam kết tham gia hoạt động chống lại miền Bắc Việt Nam cùng đội đặc nhiệm thuộc Bộ chỉ huy viện trợ quân sự cho Việt Nam (MACV). Như vậy, phía quân đội Việt Nam cộng hòa sẽ phải làm việc độc lập với MACV, còn CIA tự tiến hành chương trình tâm lý và chính trị đơn phương của mình. Tuy nhiên, Lầu Năm góc vẫn kiên quyết yêu cầu sự trợ giúp từ phía CIA. Chỉ vài tuần sau khi Colby đề nghị rút lui, Phó giám đốc CIA là Carter đã yêu cầu Ban chỉ huy kế hoạch (DDP) thuyết phục Colby cùng Ban giám đốc CIA “làm tất cả có thể và hỗ trợ tối đa” cho MACV. Thế nhưng, việc CIA có thể và đã làm được gì vẫn còn là một “ẩn số”.

Không nhìn thấy tương lai trong kế hoạch Bắc tiến, CIA quyết định “đem con bỏ chợ”. Sự căng thẳng giữa việc cân nhắc chiến lược song song với đảo ngược tình thế ở miền Nam Việt Nam, nơi lực lượng Việt Cộng đang trỗi dậy mạnh mẽ, đã khiến mọi nỗ lực của Mỹ trở thành “dã trang xe cát biển Đông”. Dưới con mắt của các nhà hoạch định chính sách Mỹ, kế hoạch “cài đặt lối đen vào miền Bắc” mang tính giả thiết nhiều hơn là thực tế. Và sự khác biệt giữa chương trình của CIA và kế hoạch của Lầu Năm góc đã góp phần đem lại thắng lợi cho quân đội Việt Nam.

CIA giải mật: 36 điệp vụ xâm nhập (kỳ 1)



CIA giải mật: 36 điệp vụ xâm nhập miền Bắc Việt Nam (kỳ 1)
12:40, 14/05/2009

Trong gần 4 năm (1961 - 1964), Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) thực hiện ít nhất 36 điệp vụ xâm nhập miền Bắc Việt Nam (VN) bằng nhiều cách khác nhau, nhưng hầu như tất cả đều thất bại nặng nền. Từ năm 1965, hầu hết các vụ xâm nhập miền Bắc VN do Phái bộ Viện trợ quân sự Mỹ ở VN thực hiện. Chi tiết các điệp vụ tuyệt mật này vừa được Trung tâm Nghiên cứu tình báo thuộc CIA giải mật.

Bơi qua sông Bến Hải

Sau 1 năm chuẩn bị bao gồm cả việc tuyển mộ, đào tạo điệp viên với sự hợp tác được cho là toàn diện nhất với cơ quan an ninh của chính quyền Ngô Đình Diệm, CIA mới thực hiện được điệp vụ đầu tiên xâm nhập miền Bắc VN qua khu phi quân sự (DMZ) ở hai bên bờ sông Bến Hải. Một nam điệp viên đã bơi qua sông Bến Hải bằng săm ôtô trước nửa đêm 5/12/1960. (Trong tài liệu vừa được giải mật, mật danh của điệp viên này vẫn bị bôi đen - PV). Sĩ quan người Việt khác chờ sẵn ở bờ bên kia để xì hơi, cắt săm và chôn xuống đất trước khi điệp viên đi bộ về hướng Bắc.

Với các giấy tờ do CIA cung cấp, điệp viên này vượt qua hai chốt kiểm tra của cảnh sát để đến gần thị trấn Hồ Xá trước khi trở về phía Nam bằng đường cũ. Tài liệu vừa giải mật không cho biết điệp viên này đã thực hiện được nhiệm vụ gì phía bên kia sông.

Vào thời điểm thực hiện điệp vụ đầu tiên xâm nhập miền Bắc VN, quan chức cấp cao CIA Robert Myers thăm Sài Gòn và được William Colby, Trưởng Văn phòng CIA tại Sài Gòn, mô tả chi tiết về chương trình mới cho người Việt Nam nhảy dù xuống miền Bắc.

Myers, người đã chứng kiến thất bại trong các điệp vụ tương tự của CIA tại Trung Quốc giữa những năm 50, nói với Colby rằng chương trình sẽ khó triển khai. Tuy nhiên, Colby không đồng ý với quan điểm trên và khẳng định rằng có thể phát hiện được những khu vực an toàn ở miền Bắc, ít nhất là ở những nơi vắng dân cư.

Trong báo cáo gửi về Tổng hành dinh CIA tại Mỹ, Văn phòng CIA tại Sài Gòn mô tả chi tiết quá trình chuẩn bị hoàn hảo như thế nào cho điệp viên để có thể thành công khi xâm nhập miền Bắc VN. Cuối cùng, Văn phòng CIA khẳng định phải mất 1 năm chuẩn bị trước khi có nhóm điệp viên đầu tiên đổ bộ vào miền Bắc.

Biệt kích CIA nhảy dù xuống miền Bắc.

Hơn một năm sau vào đêm 26/3/1961, hình thức xâm nhập đơn độc kiểu này mới được CIA thực hiện tiếp. Văn phòng CIA tại Sài Gòn bố trí thuyền đưa điệp viên này tới một nơi gần Đồng Hới, cách không xa DMZ. Trong 5 ngày nằm vùng, điệp viên quan sát công việc của cảnh sát miền Bắc và các kho quân sự nhỏ. Vẫn sử dụng giấy tờ giả, nam điệp viên này bắt xe ôtô tới Vĩnh Linh và sau đó đi bộ tới sông Bến Hải để trở về miền Nam vào ban đêm.

Gần đây, Colby hồi tưởng trong các tài liệu được các sử gia CIA ghi lại rằng: "Một trong những dấu hỏi lớn hồi đó là tại sao chúng ta không ăn miếng trả miếng: Lực lượng Bắc VN Nam tiến thì vì sao chúng ta không tiến ra Bắc.

Từ ý tưởng có từ thời Thế chiến II, chúng tôi quyết định thực hiện chương trình do thám bằng đường biển và đường không". Trước khi đưa ra quyết định trên, CIA cùng chính quyền Ngô Đình Diệm chỉ chú trọng vào việc chống lại lực lượng nổi dậy ở miền Nam và các nhóm từ miền Bắc.

Lộ tẩy vì bút bi

Tới mùa xuân 1961, Văn phòng CIA tại Sài Gòn và Văn phòng Liên lạc Tổng thống đã sẵn sàng cho các vụ xâm nhập bằng cách nhảy dù từ máy bay và bằng đường biển. Trong khi đội biệt kích nhảy dù vẫn phải chờ tới lúc thời tiết thuận lợi và tuần trăng lên, một điệp viên được thuyền máy đánh cá, loại quen thuộc trong khu vực, đưa tới miền Bắc vào đầu tháng 4/1961.

Nam điệp viên cặp bờ tại vùng núi đá vôi nhấp nhô ở Vịnh Hạ Long, phía đông cảng Hải Phòng và kế hoạch vạch sẵn bắt đầu với việc tìm kiếm nơi người thân trong gia đình đang sinh sống trong vùng. Cũng theo kế hoạch, điệp viên này tuyển mộ vài người địa phương nhằm giúp vận hành máy phát tín hiệu vô tuyến RS-1 thời Thế chiến II.

Văn phòng CIA tại Sài Gòn xác định phải mất nhiều tuần mới có thể nhận được tín hiệu nếu điệp viên không tìm được cộng sự ở địa phương, nhưng trên thực tế họ không phải chờ lâu. Với sự giúp đỡ của anh trai, điệp viên nhanh chóng tìm được chỗ giấu máy phát tín hiệu radio trong rừng. Sau đó, họ phát đi thông điệp đầu tiên trong tổng cộng 23 tin sau này. Đây được xem là thông điệp dài nhất từ các điệp vụ xâm nhập vào miền Bắc VN do CIA thực hiện trong suốt 5 năm.

Đến giữa tháng 6, Văn phòng CIA tại Sài Gòn đột nhiên không còn nhận được tín hiệu từ Vịnh Hạ Long. Ngày 17/6/1961, Lực lượng An ninh nhân dân miền Bắc (PASF) bắt giữ điệp viên này cùng anh trai vì tội làm gián điệp. Lỗ hổng bắt đầu từ việc một dân chài phát hiện ra chiếc xuồng nhỏ giấu ở bờ biển được điệp viên sử dụng để di chuyển từ thuyền đánh cá vào bờ. Trong cuộc tìm kiếm sau đó, PASF phát hiện ra nơi cất giấu tạm thời máy phát tín hiệu radio RS-1 của điệp viên CIA.

Tiếp đó diễn ra cuộc tìm kiếm từng nhà, tập trung vào các gia đình có mối quan hệ với miền Nam và chính quyền thực dân Pháp trước đây. Thông tin từ hai người dân đã giúp nhanh chóng chấm dứt việc tìm kiếm. Một dân làng thông báo nhìn thấy người lạ sống trong ngôi nhà gần bãi biển, người lạ này từng ngoảnh mặt đi khi hai bên chạm mặt nhau trên đường. Người dân thứ hai nhìn thấy vài người từ ngôi nhà trên bãi biển đã sử dụng một chiếc bút bi - một vật dụng thời đó rất hiếm ở miền Bắc.

Trong 4 tháng tiếp đó, Văn phòng CIA tại Sài Gòn và đối tác là Văn phòng Liên lạc Tổng thống (PLO) tiến hành thêm ít nhất 3 điệp vụ đơn độc xâm nhập miền Bắc bằng đường bộ hoặc đường biển. Sự kỳ vọng vào những điệp vụ này rất khiêm tốn với mục tiêu chính là sự sống sót của điệp viên.

Trước khi chuyển giao nhiệm vụ cho Phái bộ Viện trợ quân sự Mỹ ở VN (MACSOG), trong 4 năm (1961-1964), CIA và các đồng sự từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã tổ chức được 28 nhóm biệt kích xâm nhập miền Bắc VN bằng hàng không và đường biển.

Ngoài ra, CIA còn tiến hành 8 điệp vụ xâm nhập khác bằng đường biển và đường bộ đều do một điệp viên đảm nhận. Cùng việc hỗ trợ CIA, chính quyền VNCH cũng tổ chức một số nhóm biệt kích riêng để xâm nhập miền Bắc.

Văn phòng CIA tại Sài Gòn cho rằng trong số này chỉ có 5 nhóm (bao gồm 4 nhóm biệt kích nhảy dù) là có giá trị khi chuyển giao cho MACSOG, còn lại đều thất bại nặng nề. Tuy nhiên, kết quả hoạt động bí mật và thu thập tin tình báo của 5 nhóm trên cũng không có gì nổi bật. Những người đẻ ra chương trình này nhiều lúc chỉ mong các điệp viên sống sót để biện hộ cho những nỗ lực, sự mạo hiểm và chi phí đã bỏ ra.

Nguyễn Cao Kỳ và nhóm "Con hải ly"

Nửa đêm 27/5/1961, CIA lần đầu tiên tiến hành điệp vụ xâm nhập miền Bắc Việt Nam bằng biệt kích nhảy dù. Phi công Nguyễn Cao Kỳ, người sau này trở thành Thủ tướng VNCH, lái máy bay dân sự hai động cơ C-47 đưa nhóm biệt kích Castor (Con hải ly) bí mật bay vào không phận miền Bắc trong đêm trăng sáng. Được đánh giá cao về khả năng phát hiện mục tiêu nhảy dù trong đêm trăng, Nguyễn Cao Kỳ sau đó còn nhiều lần trực tiếp lái máy bay đưa biệt kích ra miền Bắc VN.

Nhóm "Con hải ly" nhảy dù xuống khu vực đã định trước thuộc tỉnh Sơn La với mục tiêu sẽ lẩn quất trong khu vực thuộc đường số 6 và có thể thực thi nhiệm vụ giám sát sự ủng hộ của VNCH cho các nhóm nổi dậy tại khu vực này.

Phi công Nguyễn Cao Kỳ thông báo hoàn thành nhiệm vụ, trong khi Văn phòng CIA tại Sài Gòn ngày càng lo lắng khi chờ đợi tín hiệu liên lạc đầu tiên qua radio.

"Con hải ly" được tuyển lựa kỹ và CIA đặt kỳ vọng sẽ sống sót ở khu vực xa xôi vốn không có người Kinh sinh sống. Trên thực tế, nhóm "Con hải ly" nằm gọn trong tay lực lượng Bắc VN chỉ 4 ngày sau khi nhảy dù. Cuộc nhảy dù này diễn ra gần một trạm radar ở huyện Mộc Châu. Mặt khác, dân làng cũng thông báo về tiếng động lạ phát ra từ máy bay trong đêm khi bay qua các ngôi làng xa xôi của họ. Dù đã tính toán từ trước, nhưng điểm nhảy dù của các điệp viên CIA chỉ cách một trong những ngôi làng kia 1km.

Lực lượng An ninh nhân dân của miền Bắc chỉ mất 3 ngày để tiếp cận và bao vây "Con hải ly". Chưa nổ súng, nhóm biệt kích đã đầu hàng.

Mất tích

Trong khi đó, chưa biết sự việc trên, CIA và PLO cho nhóm biệt kích nhảy dù Echo (Tiếng vang) xâm nhập miền Bắc ngày 2/6/1961. Theo kế hoạch, nhóm Echo đổ bộ xuống vị trí gần với nhóm Castor, chếch về phía đông nam. Theo báo cáo của phi công, mọi việc diễn ra suôn sẻ, tưởng như việc xâm nhập thành công.

Tuy nhiên, cũng như Castor, nhóm Echo không liên lạc trong 3 tuần đầu tiên. Khi Echo phát tín hiệu đầu tiên, nhưng sai quy ước, Văn phòng CIA tại Sài Gòn cho rằng có thể họ thực hiện trong tình trạng căng thẳng, lo lắng, nhưng cũng nghi ngờ các tín hiệu trên phát đi trong điều kiện nhóm biệt kích đã bị lực lượng của Bắc Việt kiểm soát.

Trong khi các quan chức CIA tại Sài Gòn đau đầu tranh cãi về các khả năng có thể xảy ra, trên thực tế Echo cũng chịu chung số phận như nhóm biệt kích nhảy dù đầu tiên. Echo nhảy dù xuống gần một ngôi làng từ máy bay dân sự C-47 và bị dân làng phát hiện. Lần phát tín hiệu đầu tiên ngày 23/6 thực ra không bị kiểm soát bởi lực lượng miền Bắc VN. Nhóm Echo sau đó bị bắt giữ khi đang trên đường chạy trốn tới biên giới Lào.

Ngày 7/9/1961, Echo gửi về Văn phòng tại Sài Gòn thông điệp rõ ràng "đã bị bắt" và ngày hôm sau nhắc lại thông điệp trên. Tuy nhiên, Văn phòng CIA tại Sài Gòn đã không báo cáo về Tổng hành dinh chi tiết này vì vẫn cố nuôi hy vọng.

Trong khi đó, Tổng hành dinh CIA (ở Mỹ) bắt đầu lo ngại về sự im lặng của nhóm Castor và Echo. Ngay cả khi Echo phát tín hiệu liên lạc đầu tiên (ngày 23/6), nhưng có dấu hiệu bất thường cũng khiến CIA lo lắng.

Chưa biết rõ số phận của hai nhóm trên, nhưng CIA vẫn quyết định cho nhóm thứ ba Dido (Chơi khăm) nhảy dù xuống phía tây bắc tỉnh Lai Châu ngày 29/6. Cũng như hai nhóm biệt kích trước, lo ngại của Washington trở thành hiện thực khi Dido bị tống vào nhà giam chỉ 4 tuần sau khi nhảy dù. Dido chạm trán với nhóm tuần tra PASF khi đang leo đồi tìm nơi phát tín hiệu vô tuyến và bị bắt.

Trong quá trình huấn luyện, Dido được CIA đánh giá là nhóm nổi trội nhất trong 3 nhóm biệt kích nhảy dù đầu tiên được đào tạo để xâm nhập miền Bắc. Trên thực tế, Dido đã kịp gửi tin báo về tình hình của họ và giải thích lý do im lặng trong thời gian dài là phải dò tìm sóng vô tuyến điện.

Đến cuối tháng 7/1961, cả 3 nhóm biệt kích nhảy dù đều bị bắt khi xâm nhập vào miền Bắc VN, trong khi CIA ở Sài Gòn và ở Mỹ tiếp tục nuôi hi vọng.

Đâm lao phải theo lao

Tổng hành dinh CIA tại Mỹ nổ ra tranh cãi về nhóm Dido và sự mất tích bí ẩn của một máy bay dân sự làm nhiệm vụ tiếp tế cho nhóm Castor. Tổng hành dinh CIA và Văn phòng Sài Gòn căng thẳng quanh việc có nên tiếp tục mạo hiểm tiếp tế cho các nhóm biệt kích.


Tổng hành dinh CIA còn nói rằng Đài Phát thanh Hà Nội đã hé mở nhiều thông tin liên quan đến 3 nhóm biệt kích trên và có thể họ đã chuẩn bị sẵn sàng. Tuy nhiên, có lẽ vì không muốn thừa nhận thất bại, cuối cùng Tổng hành dinh CIA chấp thuận vẫn tiếp tế nếu chưa có bằng chứng về việc cả 3 nhóm biệt kích đã nằm trong tay lực lượng Bắc VN.

Ngày 1/8/1961, CIA thậm chí còn thông báo nhóm Castor sẽ nhận được tiếp tế vào đêm đó mà chưa biết rằng nhóm biệt kích này đã bị bắt giữ 4 ngày sau khi nhảy dù (27/5) xuống Sơn La

Tổng hành dinh CIA còn cho rằng các nhóm biệt kích cần tiến hành ngay giai đoạn hai là tổ chức và trực tiếp xây dựng mạng lưới tình báo. Tổng hành dinh cũng đề xuất thiết lập các "vùng an toàn", nơi các nhóm biệt kích đứng ra tổ chức cho dân địa phương chống lại lực lượng an ninh miền Bắc VN. Tuy nhiên, CIA tại Sài Gòn cho rằng kế hoạch này sẽ khiến các nhóm biệt kích nhanh chóng bị xóa sổ và khẳng định phải bí mật thực hiện việc phá hoại, gây rối.

Ngày 17/8/1961, Tổng hành dinh CIA chất vấn rằng vì sao không cho các nhóm biệt kích nhảy dù xuống gần nơi người thân trong gia đình, họ hàng của họ sinh sống để ít nhất có thể lẩn trốn an toàn trong những ngày đầu.

Phải tới tháng 4/1962, Tổng hành dinh CIA mới khẳng định được thực tế cả 3 nhóm biệt kích nhảy dù trên đều rơi vào tay lực lượng an ninh miền Bắc VN. Không nhóm biệt kích nào trong số này thu thập và gửi về được thông tin tình báo có giá trị.

Ngoài 3 nhóm trên, CIA còn cử một điệp viên khác nhảy dù xuống miền Bắc VN làm nhiệm vụ tuyển mộ người đưa tin. Tuy nhiên, chi tiết về điệp viên này chưa được tiết lộ.

CIA giải mật: 36 điệp vụ xâm nhập (kỳ 2)


Phản gián

Trong khi CIA vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào chiến dịch bí mật xâm nhập miền Bắc, Hà Nội được biết đã bắt đầu triển khai các hoạt động phản gián một cách cẩn trọng để tìm hiểu sự thật về các nhóm biệt kích của CIA và PLO.

Trở lại câu chuyện về một máy bay dân sự làm nhiệm vụ tiếp tế cho nhóm Castor bị mất tích. Ngày 1/7/1961, máy bay này vào một sân bay của Việt Nam Cộng hòa (VNCH), nhưng sau đó biến mất. Sau này CIA mới biết rằng chuyến bay tiếp tế ngày 1/7 đã bị rơi ở miền Bắc VN. Hai thành viên của phi hành đoàn có thể biết rất ít thông tin về nơi họ bay đến. Tuy nhiên, phi công nằm trong số người sống sót và anh ta phải biết rõ nơi cần bay tới và cả sứ mệnh của mình.

Ba người sống sót trong chuyến bay này phải ra trước phiên tòa xét xử công khai vào tháng 11/1961 ở miền Bắc. Những người sống sót thừa nhận làm nhiệm vụ tiếp tế cho các hoạt động nổi dậy, nhưng khai rằng nơi họ đến là một địa điểm xa xôi ở tỉnh Hòa Bình, cách xa vị trí mà nhóm Castor đã nhảy dù ở Sơn La.

Sau vụ này, đài phát thanh từ Hà Nội phát thông điệp với các dân tộc sống ở miền núi rằng hãy hợp tác với lực lượng an ninh. Theo phân tích của CIA tại Sài Gòn, Hà Nội đang triển khai chiến dịch rộng lớn nhằm chống lại sự xâm nhập, phá hoại từ các điệp viên của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Đổ lỗi cho... máy bay

Sau các sự kiện trên, CIA thừa nhận các điệp vụ xâm nhập miền Bắc bằng đường hàng không chỉ có kết quả "hạn chế" và lý do duy nhất để tiếp tục theo đuổi chiến dịch là "chưa có các biện pháp khác để đạt được mục tiêu". Bước sang năm 1962, CIA quyết định tạm ngừng chiến dịch biệt kích nhảy dù để triển khai các điệp vụ xâm nhập bằng đường bộ và đường biển.

Theo Văn phòng CIA tại Sài Gòn, việc tạm ngừng trên là để đòi hỏi các loại máy bay phù hợp hơn. Tầm bay hạn chế của máy bay hai động cơ C-47 buộc nó phải tiếp nhiên liệu tại Đà Nẵng trước khi bay thẳng tới vùng Tây Bắc VN. Sĩ quan CIA cho rằng việc mất máy bay tiếp tế cho nhóm Castor vào tháng 7/1961 một phần cũng vì lý do trên. CIA tiến hành thảo luận với Lực lượng không quân Mỹ để có được máy bay 4 động cơ DC-4.

Trong khi đó sĩ quan Nguyễn Cao Kỳ được giao trách nhiệm tuyển mộ phi công để sẵn sàng khi máy bay DC-4 tới VNCH vào khoảng tháng 12/1961. Người Mỹ trực tiếp huấn luyện cho nhóm phi công người Việt để nâng cao kỹ năng bay thấp trong đêm. Cuối tháng 2/1962, sau nhiều tuần cân nhắc, CIA đi nước cờ mạo hiểm tiếp theo khi cho nhóm Europa nhảy dù xuống một ngôi làng ở vùng Tây Bắc VN.

Điện viên CIA xâm nhập miền Bắc bằng đường biển năm 1963.

Ngày 12/3/1962, Europa phát tín hiệu về Sài Gòn thông báo "an toàn". Việc tiếp tế cho Europa sau đó không thành do mất tín hiệu liên lạc, nhưng Sài Gòn cho rằng chỉ do thời tiết xấu. Đến đầu tháng 6/1962, CIA tại Sài Gòn báo cáo với Tổng hành dinh rằng Europa vẫn an toàn. Khả năng "thành công" của Europa khuyến khích CIA tại Sài Gòn tổ chức tiếp điệp vụ tiếp tế cho nhóm biệt kích đầu tiên Castor dù vẫn bặt vô âm tín. Nguyễn Cao Kỳ cùng đội bay của mình thực hiện chuyến bay cuối cùng liên quan đến các điệp vụ xâm nhập miền Bắc của CIA.

Trong khi đó, một đội bay khác điều khiển chiếc DC-4 bay tới Sơn La. Do gặp thời tiết xấu, chiếc SC-4 đâm vào núi, nhưng CIA tại Sài Gòn cho rằng Hà Nội không biết vụ việc trên nên nhóm Castor vẫn an toàn.

Điệp viên chết đói

Tự huyễn hoặc về sự thành công của nhóm Europa, đầu năm 1962, CIA bắt đầu tăng cường các điệp vụ xâm nhập miền Bắc VN qua lãnh thổ Lào. Ngày 12/3, sau khi đã thám sát, CIA cho máy bay trực thăng thả 4 thành viên nhóm Atlas xuống khu vực thuộc lãnh thổ Lào, gần với tỉnh Nghệ An. Atlas tiến về một ngôi làng ở phía đông để tìm 2 linh mục được biết là có tư tưởng chống Cộng.

Sau 4 ngày quan sát, Atlas bất ngờ chạm trán với một cậu bé. Ngay sau đó, lực lượng quân sự địa phương xuất hiện khiến Atlas phải tháo chạy trở lại lãnh thổ Lào. Một điệp viên bị bắn chết và 1 tên khác bỏ mạng vì giẫm phải mìn. Hai tên còn lại cố truyền tín hiệu vô tuyến để thông báo tình hình, nhưng cũng sớm bị bắt giữ. Phải tới khi 2 tên này xuất hiện trước phiên tòa xét xử công khai, CIA mới biết rằng chúng đã rơi vào tay Lực lượng An ninh nhân dân miền Bắc VN (PASF) từ ngày 5/4/1962.

Ngày 16/4/1962, nhóm biệt kích Remus gồm 6 thành viên người Thái đen nhảy dù xuống lãnh thổ Lào ở vị trí cách Điện Biên Phủ 15 km về phía tây bắc. Do đồ ăn bị hỏng, Remus yêu cầu Văn phòng CIA tại Sài Gòn cung cấp lại thực phẩm và đã được đáp ứng ngay. Tuy nhiên, yêu cầu quá đáng của nhóm điệp viên như "thịt gà và vịt phải có màu vàng tươi" của nhóm điệp viên khiến quan chức CIA ở Mỹ bị sốc.

Tương kế, tựu kế

CIA cảm nhận được sức ép ngày càng tăng do chưa đạt được bất kỳ thành quả nổi bật nào nên tiếp tục tăng cường các điệp vụ xâm nhập. Đêm 17/5/1962, máy bay DC-4 đưa 7 thành viên nhóm chuyên phá hoại Tourbillon nhảy dù xuống vị trí định sẵn cũng ở Sơn La. Tourbillon không ngờ PASF đã đón lõng ở phía dưới và thậm chí còn đốt lửa để chỉ dẫn cho nhóm biệt kích nhảy dù trong khi chúng vẫn tưởng rằng đó là ám hiệu của nhóm điệp viên đã xâm nhập từ trước.

Gió mạnh khiến Tourbillon nhảy dù trượt vị trí, nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của PASF. Con mồi đầu tiên là trợ lý của trưởng nhóm khi tên này đang lò dò trèo xuống từ ngọn cây và bị bắn gục bởi trước đó đã nã súng vào lực lượng đang truy đuổi hắn. Những điệp viên khác bị bao vây và bị bắt chỉ trong vài ngày.

An ninh Bắc Việt che đậy vụ đón lõng trong khi tiếp tục truy tìm máy phát tín hiệu vô tuyến của nhóm Tourbillon. Các tín hiệu không rõ ràng mà an ninh Bắc Việt phát đi từ máy phát của nhóm biệt kích khiến CIA tại Sài Gòn lầm tưởng rằng Tourbillon đã được đón tiếp bởi nhóm biệt kích trước đó dù đã mất 1 thành viên trong một vụ tai nạn. Đến ngày 20/6, CIA vẫn đinh ninh rằng Tourbillon đang thực hiện các hoạt động phá hoại.

Trong khi đó, ngày 20/5, nhóm Eros nhảy dù xuống vùng núi cao ở tỉnh Thanh Hóa, sát biên giới với Lào. Vụ xâm nhập này dường như thoát được sự chú ý của PASF. Năm biệt kích người Mông (Lào), người Thái nhảy dù xuống khu vực là nơi trú ngụ của cả hai dân tộc trên và hạ trại ở một nơi kín đáo.

Trong khi nhóm biệt kích đang bí mật liên hệ với người trong bộ tộc, một số dân bản phát hiện trại của nhóm biệt kích khiến chúng phải chạy trốn tới phía Bắc. Việc phát hiện ra các vỏ thùng thức ăn có nhãn hiệu nước ngoài thu hút cả PASF và các đơn vị quân đội Bắc Việt cùng tham gia truy đuổi. Sau hai tuần không phát hiện được gì, lực lượng Bắc Việt tạm ngừng cuộc truy tìm.

Ngày 20/6, Eros báo về Sài Gòn về tình cảnh của chúng và yêu cầu được tiếp tế ngay lương thực. CIA hứa sẽ thực hiện vào đầu tháng 7, nhưng không có vụ tiếp tế nào với lời giải thích rằng do thời tiết xấu. Đói khát, nhóm Eros bỏ lại tất cả và mạo hiểm đi tìm thức ăn. Ngày 2/8, dân làng một lần nữa phát hiện ra người lạ.

Lực lượng an ninh Bắc Việt mở lại cuộc truy tìm. Ngày 2/9, PASF bao vây Eros, tiêu diệt 1 tên, bắt sống 1 tên. Ba tên còn lại chạy thoát qua biên giới Lào, nhưng ngay sau đó bị lực lượng ở phía Lào bắt giữ và giao cho Bắc Việt.

Người nhái và điệp vụ Vulcan

Tổng thống Kennedy nhắc lại yêu cầu về các hành động chống lại Bắc Việt đòi hỏi khai thác mọi nguồn lực. Đây là lý do để CIA tại Sài Gòn triển khai kế hoạch huấn luyện cho nhóm người nhái gồm 18 tên. CIA chọn mục tiêu phá hoại là căn cứ hải quân của Bắc Việt ở Quảng Khê, nằm bên sông Gianh, cách Đồng Hới 40 km về phía bắc. Các thông tin tình báo, bao gồm cả cuộc thám sát của tàu ngầm USS Catfish cho biết, căn cứ Quảng Khê là nơi trú ngụ của ít nhất 3 tàu Swatow có trang bị súng máy.

Ngày 30/6/1962, CIA cho tàu Nautilus III đưa nhóm 4 người nhái tới cửa sông Gianh. Tại đây, người nhái dùng bè bơi dọc bờ sông để thám thính trước khi trở về tàu. Một con thuyền nhỏ đưa nhóm người nhái ngược lên phía trên để tiếp cận đội tàu trang bị súng máy của Bắc Việt.

Mỗi người nhái được giao nhiệm vụ tấn công 1 tàu Swatow bằng cách bơi tới gần và gắn mìn nổ chậm. Trên thực tế, cả 3 người nhái đều tới mục tiêu an toàn, nhưng một trong những quả mìn nổ chậm đã phát nổ sớm hơn khi chúng đang cố bơi ra xa.

Vụ nổ phá hủy con tàu, nhưng cũng khiến cả 3 người nhái thiệt mạng. Súng máy bắn từ tàu của Bắc Việt tiêu diệt người nhái thứ tư và làm bị thương thuyền trưởng tàu Nautilus trước khi phá hỏng tàu, bắt giữ những kẻ khác trên tàu. Chỉ 1 kẻ trên tàu không bị lực lượng Bắc Việt phát hiện và đã bám vào mảnh vỡ của tàu Nautilus để bơi xuôi xuống phía nam. Ngày hôm sau, hắn được tàu tuần tra của Nam Việt Nam cứu sống.

CIA tại Sài Gòn báo cáo về Tổng hành dinh: "Điệp vụ thành công, trả giá đắt".

Tham vọng

Tới cuối tháng 7/1962, Văn phòng CIA tại Sài Gòn đang chuẩn bị cho 20 nhóm mới, hầu hết được giao sứ mệnh phá hủy bằng việc xâm nhập vào miền Bắc VN. Điệp vụ Vulcan khiến tham vọng của CIA ngày càng tăng.

Cuối tháng 8, Tổng thống Mỹ Kennedy phê chuẩn các nội dung của chiến dịch tăng cường hoạt động chống lại Bắc Việt. Tổng hành dinh CIA ngay lập tức yêu cầu Văn phòng tại Sài Gòn xác định những mục tiêu cụ thể và phương cách để tấn công.

Ngày 29/8, CIA tại Sài Gòn đệ trình chiến dịch chi tiết bao gồm cả việc tấn công cảng Hải Phòng, kho quân sự ở Vinh, cầu ở Thanh Hóa và sử dụng 100 biệt kích tấn công vào một cơ sở thông tin. CIA còn có kế hoạch cử các đội biệt kích sử dụng thuyền tốc độ cao để tấn công cầu, phà và các cơ sở quân sự nằm biệt lập dọc đường 1, phía bắc Thanh Hóa.

Tham vọng hơn, CIA muốn phái các nhóm biệt kích 14 người từ lãnh thổ Lào xâm nhập vào miền Bắc VN qua đường 7 và 8... để thực hiện sứ mệnh cắt đứt tuyến đường sắt tại 5 thậm chí 10 vị trí. Một nhóm khác, theo lịch trình bắt đầu vào tháng 12/1962, sẽ lẩn quất ở vùng núi tây nam tỉnh Lạng Sơn để tấn công cắt đứt tuyến đường sắt và đường bộ từ Trung Quốc vào miền Bắc VN. Có tới 800 mục tiêu ở miền Bắc sẽ bị tấn công theo kế hoạch mới của CIA.

Tuy nhiên, Văn phòng CIA tại Sài Gòn khuyến cáo Tổng hành dinh tại Mỹ rằng phải mất 4-6 tháng để xác định vị trí, vạch kế hoạch, huấn luyện, thực hiện sứ mệnh của một nhóm và cần 4-5 tháng chỉ để đào tạo một điệp viên sử dụng thành thạo thiết bị truyền tín hiệu vô tuyến. Với những áp lực trên, Văn phòng Sài Gòn cho rằng khó có thể triển khai chương trình mới cho tới cuối năm 1962

CIA giải mật: 36 điệp vụ xâm nhập (kỳ 3)


Thứ Tư, 20/05/2009 - 5:45 PM

CIA giải mật: 36 điệp vụ xâm nhập miền Bắc Việt Nam (kỳ 3)
Thuyền sử dụng trong điệp vụ Nautilus 1 xâm nhập miền Bắc bằng đường biển.

Hầu hết các điệp vụ xâm nhập miền Bắc Việt Nam được CIA tiến hành trong năm 1963 bằng nhiều phương cách. Do thất bại ngoài sức tưởng tượng, CIA thậm chí bắt đầu nghi ngờ một số nhóm xâm nhập vào miền Bắc VN trở thành điệp viên hai mang. Thất bại nối tiếp thất bại, bắt đầu từ năm 1964, CIA buộc phải chuyển giao sứ mệnh xâm nhập miền Bắc VN cho quân đội Mỹ.

Ảnh hưởng của Hiệp định Geneva

Với việc Hiệp định Geneva có ảnh hưởng từ ngày 6/10/1962, chính quyền Mỹ muốn che đậy hoạt động tại miền Bắc VN. Tuy nhiên, CIA có được sự đồng thuận của Tổng thống (7/9/1962) trong việc tiếp tế cho 1 trong 4 nhóm vẫn còn hoạt động - hoặc được tin là đang hoạt động - tại miền Bắc VN. Sau ngày 6/10, Nhà Trắng cho tạm ngừng tất cả "hành động khiêu khích", bao gồm cả các cuộc tấn công phá hoại thậm chí của những nhóm biệt kích đang có mặt ở miền Bắc VN.

Trên thực tế, vào những tháng cuối cùng của năm 1962, thậm chí nếu không bị giới hạn bởi các chính sách hậu Hiệp định Geneva, CIA tại Sài Gòn cũng đối mặt với khó khăn chồng chất, đặc biệt là thời tiết ở miền Bắc VN. Tháng 1/1963, nhóm Tarzan nhảy dù xuống đất Lào sau đó xâm nhập qua biên giới vào khu vực gần đường 12 của miền Bắc VN.

Ngay trước đó, vào ngày cuối cùng của năm 1962, Lyre, nhóm biệt kích đầu tiên do Sở Chính trị và Nghiên cứu xã hội Phủ Tổng thống (SEPES) của Trần Kim Tuyến tài trợ, cũng xâm nhập vào bờ biển Bắc VN bằng thuyền. Tuy nhiên, hầu hết các nhóm biệt kích khác đã được huấn luyện sẵn sàng, nhưng không có động tĩnh gì.

Nhóm Lyre xâm nhập vào vùng duyên hải gần Đèo Ngang, cách nơi diễn ra điệp vụ Vulcan khoảng 25 km về phía bắc. Cuối tháng 1/1963 (4 tuần sau khi xâm nhập), CIA tại Sài Gòn không nhận được bất kỳ thông điệp nào từ Lyre.

Trên thực tế, 5 thành viên Lyre bị bắt tại chỗ, 2 tên khác chạy trốn xuống phía nam, nhưng vài ngày sau cũng chịu chung số phận. Nhóm Tarzan có vẻ thành công hơn khi ba lần truyền được tín hiệu từ khu vực gần đường 12 dù không rõ ràng. Hà Nội thông báo công khai vào ngày 29/5/1963 về việc nhóm biệt kích Lyre bị bắt.

Chiến dịch ba gọng kìm

Bất chấp Tổng hành dinh ở Mỹ gia tăng nghi ngờ về kết quả của các điệp vụ đầu năm 1963, CIA tại Sài Gòn sẵn sàng cho một chiến dịch tổng lực theo kiểu ba gọng kìm nhằm phá hoại miền Bắc VN.

Đến tháng 4/1963, có tới 48 nhóm biệt kích chờ để nhảy dù, xâm nhập bằng đường biển, đường bộ vào miền Bắc. Theo kế hoạch, 18 nhóm sẽ nhảy dù nếu yêu cầu cung cấp máy bay mới được đáp ứng; 11 nhóm khác sẽ vào bằng đường biển; còn lại 17 nhóm vẫn chưa xác định phương cách.

Đầu tháng 4/1963, nhóm Pegasus nhảy dù xuống miền Bắc. Thông tin ban đầu cho biết có tới 4 điệp viên bị thương do nhảy trúng ngọn cây. Ngày 13/4, CIA tại Sài Gòn cho nhóm biệt kích 6 tên người miền núi đổ bộ xuống vùng núi cách Hà Nội 75 km về phía đông bắc. Mục tiêu của nhóm này là tuyến đường sắt từ Hà Nội chạy tới Trung Quốc.

Cũng như trước đây, hai nhóm điệp viên này đều mất tích hoặc biết rõ đã bị bắt, nhưng điều kỳ lạ là CIA tại Sài Gòn không điều tra lý do thất bại mà lại đẩy mạnh hơn nữa các đợt xâm nhập mới. Tháng 6, Hà Nội cho biết nhóm Pegasus đang “bóc lịch” trong tù.

Tháng 5, CIA cho 3 nhóm nhảy dù xuống miền Bắc, nhưng chỉ có Jason đáp xuống mặt đất ngày 14. Máy bay chở hai nhóm khác (trong đó có nhóm Europa gây nhiều rắc rối sau này) phải quay trở lại do thời tiết xấu và gặp rắc rối về kỹ thuật. Phi công báo cáo, dù của tất cả thành viên Jason đã mở, nhưng nhóm này cũng mất liên lạc.

Hai tuần đầu của tháng 6, hai máy bay DC-4 của CIA thả 7 nhóm điệp viên xuống miền Bắc. Hai nhóm đổ bộ xuống vùng núi cao có thể nhìn xuống sông Hồng và mục tiêu là tuyến đường sắt phía Tây Bắc. Một được giao nhiệm vụ tấn công cầu và mỏ than ở phía bắc Hải Phòng.

Theo kế hoạch, hai nhóm khác sẽ tấn công các cầu dọc đường số 1. Hai nhóm còn lại lẩn khuất dọc đường số 7 và 12 dẫn sang Lào. Chỉ có 1 trong 7 nhóm trên liên lạc với Sài Gòn và thông báo an toàn sau 10 ngày nhảy dù xuống. Nhóm Bell bị bắt sau 3 ngày xâm nhập

Điệp viên hai mang

Tháng 6, CIA tiến hành thêm nhiều điệp vụ nhảy dù và xâm nhập bằng đường biển khác, nhưng tỉ lệ thành công gần như bằng không. Lý do thất bại được CIA tại Sài Gòn báo cáo về Tổng hành dinh một cách đơn giản rằng vì thời tiết xấu và phương tiện kỹ thuật không vận hành tốt. Ngoài việc xâm nhập, các đợt tiếp tế của CIA thời gian này cũng thất bại thảm hại và lại được giải thích là do thời tiết xấu hoặc phi công không tìm được vị trí của các nhóm nhảy dù trước đó.

Bước vào năm 1963, CIA được cung cấp hàng loạt máy bay hiện đại C-123 và DC-4 để phục vụ tốt hơn cho điệp vụ nhảy dù, tiếp tế, nhưng kết quả dường như tồi tệ hơn. Ngày 2/7, máy bay C-123 đưa nhóm Giant nhảy dù xuống vùng núi phía tây thành phố Vinh.

Ngày 4/7, máy bay DC-4 thả nhóm Packer xuống nhằm phá hoại tuyến đường sắt Tây Bắc và sau đó đưa nhóm Europa tới địa điểm khác ở gần Hà Nội. Chiếc DC-4 có tầm bay xa hơn, được trang bị hệ thống định vị hiện đại và cả thiết bị tránh sự phát hiện của rađa chở nhóm Europa không bao giờ quay trở lại Sài Gòn.

Do không có phản ứng nào từ Hà Nội, CIA tại Sài Gòn kết luận chiếc DC-4 không bị lực lượng phòng không miền Bắc Việt Nam bắn hạ mà va vào núi cao khi bay ở tầm thấp.

Lại tự huyễn hoặc về khả năng vượt trội của loại máy bay mới có thể tránh được mọi nguy hiểm từ dưới mặt đất, CIA không ngờ rằng miền Bắc VN di chuyển 10 đơn vị phòng không tới khu vực mà nhóm Europa từng nhảy dù xuống. Giữa tháng 8/1963, chiếc C-123 làm nhiệm vụ tiếp tế cho nhóm Europa bất ngờ bị pháo phòng không của ta tấn công. Cơ trưởng của chiếc C-123 này may mà thoát được. Sau đó bị chấn thương tâm lý nặng về vụ suýt chết trên.--PageBreak--

Theo báo cáo, chiếc C-123 bị tấn công từ ít nhất 4 địa điểm có đặt pháo phòng không. Trong khi đó, nhóm Europa báo cáo không thấy máy bay tiếp tế bay qua khu vực chúng đang lẩn trốn. Sau đó, bất chấp yêu cầu của Europa, CIA không dám phái máy bay thả hàng tiếp tế ở khu vực mà nhóm Europa lẩn trốn. Một mặt sợ nguy hiểm, mặt khác CIA nghi ngờ Europa đã trở thành điệp viên hai mang sau khi bị lực lượng an ninh Bắc VN bắt giữ.

Sĩ quan chỉ huy nhóm phi công chuyên thực hiện các chuyến bay nhảy dù cáo buộc một số nhóm trở thành điệp viên hai mang khiến CIA tại Sài Gòn phải tiến hành thẩm tra nhóm Europa. Sau đó CIA kết luận rằng Europa có thể là nhóm điệp viên hai mang rất láu cá khi từ chối được tiếp tế tại khu vực chúng đang lẩn trốn vì không đảm bảo an toàn. --PageBreak--

Bồ câu đưa tin

Trước tình trạng mất tích của hầu hết các nhóm điệp viên được huấn luyện bài bản và trang bị những phương tiện kỹ thuật điện đài tối tân nhất, CIA bắt đầu tính đến phương thức liên lạc nguyên thủy của nghề tình báo là sử dụng bồ câu đưa tin. CIA cho rằng sử dụng bồ câu đưa tin ngay khi điệp viên vừa xâm nhập vào miền Bắc, trước khi tìm được địa điểm an toàn để phát tín hiệu rađiô sẽ giúp tránh được những rắc rối đầu tiên thường gặp phải.

Đặc biệt, thông điệp từ chim bồ câu được CIA kỳ vọng sẽ phá vỡ mọi kế hoạch của an ninh Bắc VN khi biến nhóm biệt kích bị bắt giữ thành điệp viên hai mang. Cùng với kế hoạch chim bồ câu, Văn phòng CIA tại Sài Gòn cũng bắt đầu cho mỗi nhóm điệp viên mang theo hai bộ phát tín hiệu rađiô: Một để liên lạc với Sài Gòn, một để các nhóm đã xâm nhập vào miền Bắc VN có thể thông tin với nhau.

Điệp viên đa năng

Trước đó, vào tháng 5/1963, để tăng cường khả năng của các nhóm điệp viên, Tổng hành dinh CIA đã phái chuyên gia Herbert Weisshart tới Sài Gòn phụ trách công tác huấn luyện đặc biệt. Các điệp viên được tuyển lựa đều là người miền núi và được huấn luyện để có thể có khả năng thực hiện nhiều sứ mệnh của điệp viên đa năng.

Bản đồ mật của CIA về các vụ xâm nhập miền Bắc bằng đường biển năm 1961-1963.

Nhóm Easy từ lò đào tạo trên đã nhảy dù xuống khu vực gần biên giới Lào ngày 11/8/1963 và nhanh chóng liên lạc về Sài Gòn. Nhóm Swan cũng được Herbert huấn luyện để thực hiện cùng lúc nhiều sứ mệnh như rải truyền đơn, thu thập tin tình báo và phá hoại các mục tiêu. Tuy nhiên, Swan không gặp may như nhóm Easy.

Nhảy dù xuống phía bắc tỉnh Cao Bằng, các điệp viên đa năng được đặt nhiều kỳ vọng trong nhóm Swan nhanh chóng bị lực lượng an ninh Bắc VN bắt giữ. Văn phòng CIA tại Sài Gòn lần này may mắn hơn khi biết ngay việc Swan thất bại.

Trước sức ép từ nhiều phía, CIA bắt đầu chú trọng đến cuộc chiến tranh tâm lý bằng việc rải truyền đơn ở miền Bắc VN. Tổng hành dinh CIA tại Mỹ thậm chí đứng ra đề cử nhóm Bull và Ruby thực hiện sứ mệnh này, nhưng cả hai đều bị bắt giữ khi xâm nhập vào miền Bắc VN tháng 10 và tháng 12/1963.

Tới tháng 4 và 5/1964, báo chí ở Hà Nội mới đưa tin về việc bắt giữ và mở phiên tòa xét xử nhóm Bull, Ruby. Hai nhóm này đã bắt đầu nhận được sự hỗ trợ trực tiếp của quân đội Mỹ sẽ tiếp quản sứ mệnh xâm nhập miền Bắc của CIA từ năm 1964.

Cùng thời điểm trên, CIA cũng được an ủi phần nào khi hàng loạt vụ xâm nhập đã mang lại kết quả ban đầu dù rất hạn chế và chưa bao giờ được chứng minh là có thật. Nhóm nằm vùng ở Tây Bắc VN báo cáo đã gây ra vài vụ nổ trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai.

Trong báo cáo của Văn phòng CIA gửi về Tổng hành dinh ở Mỹ không nói rõ đây là nhóm nào, nhưng các tài liệu cho biết đây là nhóm Bell đã bị lực lượng an ninh bắt giữ và có thể đã trở thành điệp viên hai mang. Nhóm khác, cũng không nói rõ tên trong báo cáo, thông báo đã phá hủy được một cây cầu. Trong khi đó, quan chức cấp cao Mỹ bắt đầu có ý kiến rằng CIA không thích hợp cho những điệp vụ xâm nhập miền Bắc với sứ mệnh ngày càng mở rộng.

Những tháng cuối năm 1963, CIA tổ chức một số vụ xâm nhập cuối cùng bằng đường biển trước khi chuyển giao hoạt động bí mật này cho quân đội. Ngày 27/10, CIA tổ chức một nhóm khá hùng hậu để đưa một điệp viên xâm nhập vào bờ biển Đồng Hới. Tuy nhiên, điệp viên này biến mất một cách khó hiểu và nhiều khả năng bị an ninh Bắc VN phát hiện, bắt giữ.

Cuối năm 1963, CIA nỗ lực đưa hai nhóm điệp viên xâm nhập vào vùng bờ biển miền Bắc VN, nhưng cả hai đều phải chạy trở lại thuyền do không an toàn. Cùng lúc đó, CIA tiếp tục bị choáng váng vì ngày 24/12, Hà Nội mở phiên tòa công khai xét xử nhóm biệt kích làm tay sai cho Mỹ. Đây là nhóm thứ 10 bị xét xử từ tháng 6/1963. 6 biệt kích do CIA huấn luyện bị tuyên án từ 5 đến 16 năm tù.

Dường như để đáp trả, ba tuần sau (ngày 14/1/1964), CIA cho tàu đưa nhóm người nhái Zeus và Charon xâm nhập vào Đồng Hới từ đường biển. Nhóm Zeus được báo cáo là thực hiện sứ mệnh "có thể thành công" khi giấu được túi thuốc nổ có hẹn giờ trên bờ biển sau đó trở lại thuyền an toàn.

Charon cũng thực hiện được một vụ nổ trên sông nhưng không rõ có gây thiệt hại gì cho Bắc VN. Tuy nhiên, kết quả rõ ràng nhất là một nửa nhóm người nhái không trở lại tàu. Ngày 28/1/1964, Hà Nội lại tiến hành xét xử nhóm 6 biệt kích xâm nhập bằng đường biển với mức án từ 4 đến 15 năm tù